Tôi và chồng quen nhau 3 năm, hiểu hết gia cảnh, tính cách bố mẹ 2 bên mới quyết định làm đám cưới.
Trước khi cưới, mối quan hệ của tôi và mẹ chồng vẫn tốt đẹp. Thi thoảng bà cần đi đâu, tôi nhiệt tình qua đưa đón.
![]() |
Ảnh: Quốc Khánh |
Bởi thế, tôi khá tự tin khi bước chân vào cuộc sống gia đình, còn chấp nhận ở chung với nhà chồng. Mặc dù, tôi cũng có một căn nhà 2 tầng khang trang, bố mẹ mua cho.
Gia đình tôi buôn bán hàng thực phẩm, kinh tế cũng khá giả. Ngày cưới, ngoài 5 cây vàng, bố mẹ tặng tôi một sổ tiết kiệm 500 triệu đồng làm vốn. Ai tham dự đám cưới cũng nức nở khen nhà tôi hào phóng. Mẹ chồng tặng tôi duy nhất 1 chỉ vàng.
Sau đám cưới ấm cúng ở khách sạn 4 sao, tôi hạnh phúc về nhà chồng, chính thức bước sang trang mới của cuộc đời.
Mẹ chồng ân cần, tự tay nấu cho tôi bát cháo yến tẩm bổ vì tôi bận việc đám cưới, không ăn uống được, về đến nhà là lả người đi.
Bà còn chu đáo dặn chồng tôi đưa vợ đi gội đầu, mát xa ngoài quán. Mọi việc dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng mời mọi người ăn sau đám cưới, bà giao cho con gái út làm.
Buổi đêm, khi mọi người đã về hết, cỗ bàn, tiệc tùng đã xong xuôi, vợ chồng tôi định đi ngủ, mẹ chồng bất ngờ gõ cửa, bảo gặp tôi có việc quan trọng.
Mẹ chồng nhỏ to, bảo con dâu đưa vàng cưới cho bà giữ, cần bà sẽ đưa lại hoặc bà đầu tư vào đất đai, bao nhiêu vợ chồng tôi hưởng hết. Lâu nay, gia đình bà đều có truyền thống như thế.
Từ trước đến nay, các bạn hay tâm sự chuyện mẹ chồng đòi giữ vàng cưới, tôi chẳng mảy may quan tâm.
Tôi nghĩ, mẹ chồng tôi là người tiến bộ, cán bộ hưu trí, sống rất hiểu chuyện, không bao giờ đòi hỏi điều đó. Không ngờ, tôi phải méo mặt khi rơi vào tình huống này.
Tôi không đồng ý với quan điểm của mẹ chồng, nhẹ nhàng cho bà biết suy nghĩ của mình.
“Vàng là tài sản cá nhân, bố mẹ con tặng cho con. Con cũng là người trưởng thành, có nghề nghiệp đàng hoàng, có năng lực nên con tự quản lý được. Chuyện đầu tư đất đai, con thấy hợp lý sẽ chủ động mua. Con xin phép từ chối đề nghị này”, tôi nói.
Từ đầu đến cuối, tôi không có câu nào hỗn hào hay có thái độ căng thẳng với bà. Vậy mà, tôi vừa dứt lời, mẹ chồng ngúng nguẩy bỏ ra ngoài, bảo tôi hỗn hào, chắc lép.
Tôi thà cứng rắn từ đầu, sau này đỡ phiền phức. Theo mọi người, tôi làm vậy có gì sai không?
Đến giờ, tôi và mẹ chồng vẫn căng thẳng vì chuyện này. Nhiều lúc, bà cư xử hằn học, đay nghiến con dâu, tôi đau lòng đến trào nước mắt, muốn xách vali quay về với bố mẹ.
Chồng tôi thay vì đứng ra hòa giải cho 2 mẹ con lại giữ thái độ dửng dưng, mặc kệ tôi tự giải quyết. Anh nói, không bao giờ can thiệp vào mâu thuẫn của mẹ và vợ.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mặc dù hai vợ chồng ly thân vì chồng ngoại tình nhưng khi tôi đơn phương ly hôn, anh một mực đòi vợ phải "đền bù tuổi xuân" cho mình.
" alt=""/>Đêm tân hôn, mẹ chồng gay gắt đòi giữ vàng cưới
![]() |
Những chiếc đinh khuy nhỏ này thường xuất hiện trên túi của những chiếc quần jeans, mục đích của những chiếc khuy này là để đảm bảo các mép vải ở đúng vị trí, không bị tách rời, xô lệch, khó rách, khó bung, bởi đây chính là những điểm chịu lực co kéo nhiều nhất. |
![]() |
Những đường kẻ lề của giấy viết có kẻ dòng đã xuất hiện từ rất lâu, mục đích ban đầu của nó không phải là để chừa lại khoảng trống cho những dòng chú thích. Lề giấy ban đầu được thực hiện là để giúp thuận tiện cho việc đóng những cuốn vở lại với nhau, mà chữ không bị “nuốt” mất. Ngoài ra, cũng có lý giải cho rằng đây là cách để người xưa đề phòng trường hợp chuột gặm hay mọt giấy ăn giấy, bởi chúng sẽ tấn công từ phần lề vào trong, như thế, chữ viết sẽ chưa bị... cắn mất ngay. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm cạnh chỗ nhét chìa khóa có hai công dụng. Thứ nhất, là để nếu có nước lọt vào trong khóa thì sẽ chảy ra qua lỗ này, giúp khóa bền hơn, tránh bị rỉ sét. Thứ hai, là để tra dầu vào trong khóa giúp khóa trơn hơn. |
![]() |
Chiếc túi nhỏ nằm bên trong túi quần trước của quần jeans vốn dành để đựng đồng hồ bỏ túi. Trải qua thời gian, công dụng này đã dần mất đi, nhưng chiếc túi đã trở nên quen thuộc và trở thành chi tiết không thể thiếu trong tổng thể thiết kế của chiếc quần jeans. |
![]() |
Đôi khi một số món đồ có đính kèm khuy dự phòng và một mẩu vải giống hệt với chất vải của món đồ. Mẩu vải nhỏ này là để người dùng có thể sử dụng để thăm dò, xem cách giặt giũ của mình có gây ảnh hưởng tới chất vải của món đồ không, trước khi thực sự đem món đồ ra giặt. Ngoài ra, mảnh vải nhỏ này có thể dùng như một miếng đáp đối với những vết rách nhỏ. |
![]() |
Lỗ ở cán tay cầm xoong chảo không chỉ để giúp treo món đồ lên móc gọn gàng sau khi dùng xong mà còn giúp giữ thìa muỗng trong quá trình chế biến món ăn. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm ở đầu của chiếc thước kéo là để người dùng có thể móc nó vào một mũ đinh để thước không bị trượt đi. |
![]() |
Lỗ nhỏ trên que nhựa của những cây kẹo mút là để giữ cho kẹo nằm ở đúng vị trí bởi trong quá trình đổ khuôn, chất lỏng của kẹo sẽ tràn vào trong lỗ nhỏ này và tạo thành một chiếc móc tự nhiên để kẹo nằm nguyên tại vị trí. |
![]() |
Gạch nhỏ nằm trên phím F và phím J của bàn phím máy tính là đẻ giúp người dùng dễ dàng đặt tay đúng vị trí mà không cần phải nhìn xuống bàn phím. |
![]() |
Lớp lông cứng nằm bên rìa của thang cuốn là để người dùng tránh đứng sát vào mép thang, như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra những tai nạn như bị mắc quần áo, túi xách hay dây giày vào mép thang cuốn. |
![]() |
Chiếc đai áo trên những chiếc áo khoác ngoài hiện nay chủ yếu phục vụ mục đích thời trang, nhưng xa xưa, những chiếc đai này vốn được may trên những chiếc áo khoác đi đường được may to rộng, để người dùng có thể vừa lấy làm áo vừa để làm chăn đắp, khi mặc lên, chiếc đai áo sẽ giúp chiếc áo trở nên gọn gàng hơn và người dùng có thể đi lại, làm việc thoải mái hơn. |
![]() |
Chiếc tẩy hai màu này có... hai màu là để phân biệt việc sử dụng trên những chất liệu giấy khác nhau và cho những loại bút chì khác nhau. Trong khi màu đỏ cam thường được sử dụng cho giấy sáng màu và bút chì nhạt màu, màu xanh thường dùng cho những loại giấy dai, dày, có độ nhám và bút chì đậm màu. Vậy nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn tưởng rằng màu xanh là để dành cho việc tẩy bút mực, và nếu thử dùng để tẩy vết bút mực, sẽ không thể nào tẩy được. |
Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.
" alt=""/>Công dụng của những chi tiết nhỏ xuất hiện trên vật dụng thường ngàyTuy nhiên, mối quan tâm của đa số doanh nghiệp không dừng lại ở cơ sở vật chất. "Trung tâm sẽ tập trung vào các lĩnh vực nào", một doanh nghiệp đặt câu hỏi. Doanh nghiệp khác thắc mắc: "Trung tâm liệu có hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc chính sách". Trong khuôn khổ của buổi trao đổi, câu trả lời xác đáng cho các vấn đề mang tính chiến lược này tạm bỏ ngỏ.
Người đứng đầu Đảng, Nhà nước gần đây chỉ ra một trong các dạng thức lãng phí đang nổi lên gay gắt: chất lượng làm luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn làm lãng phí thời gian, công sức doanh nghiệp và nguồn lực của xã hội.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hai năm sau khi tôi tham gia tư vấn cho các nhà sản xuất nước ngoài về trách nhiệm tái chế và xử lý rác thải, doanh nghiệp vẫn tiếp tục kiến nghị các bất cập của quy định do hệ sinh thái ngành tái chế của Việt Nam chưa phát triển. Tới nay, dự thảo sửa đổi Nghị định 08/2022 hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ môi trường vẫn trong quá trình hoàn thiện. Một mặt, các doanh nghiệp ủng hộ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nước, mặc khác, chỉ ra nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã hơn ba năm từ khi ngành hải quan đề nghị thu thuế nhập khẩu và giá trị gia tăng đối với đơn hàng giá trị thấp, tới nay, dự thảo quy định vẫn đang vướng tranh cãi. Nhiều đơn vị tham gia chuỗi giá trị thương mại điện tử đã nêu lo ngại về chi phí tuân thủ khổng lồ cho cả cơ quan hải quan lẫn doanh nghiệp chuyển phát, cùng với nguy cơ tắc nghẽn ở các cửa khẩu khi thực thi.
Tôi bắt đầu công việc làm báo vào thời điểm câu chuyện phân quyền cho địa phương, xóa bỏ giấy phép con, áp dụng hậu kiểm được khơi gợi. Sau gần 30 năm, đến nay, chừng ấy vấn đề vẫn trở đi trở lại. Chưa kể các vấn đề mới như bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý và thu thuế các hoạt động kinh doanh trên mạng hoặc cấp phép hoạt động cho các mô hình kinh doanh mới. Khảo sát các doanh nghiệp châu Âu gần đây, ba phần tư công ty cho biết không tự tin vào khả năng tuân thủ các quy định mới về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Khối doanh nghiệp trong nước, đặc biệt ngành ngân hàng, cũng chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện các quy định này.
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đương nhiệm sẽ kéo dài 28 ngày và thảo luận 30 nội dung liên quan tới xây dựng luật. Trung bình một ngày, các đại biểu sẽ xem xét một dự luật. Làm việc trong lĩnh vực phân tích chính sách, tôi chứng kiến sự vất vả của các đơn vị và cá nhân được giao trọng trách soạn thảo luật ở các bộ ngành. Bên cạnh công việc thường nhật, các thành viên ban soạn thảo phải tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá tác động, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện các tờ trình. Những nhiệm vụ này đòi hỏi chuyên môn sâu và chịu áp lực lớn về thời gian.
Trên lý thuyết, tình trạng vất vả này hoàn toàn có thể giảm bớt nếu công tác ban hành chính sách bám sát các nguyên tắc xây dựng luật. Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã nêu rõ các nguyên tắc này. Theo quan sát của riêng tôi, các nguyên tắc cơ bản như bảo đảm tính hợp hiến, tính công khai, tuân thủ thẩm quyền, và không xung đột với các điều ước quốc tế được thực hiện tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, việc đảm bảo chính sách có tính khả thi luôn là vấn đề nóng trong hoạt động lập pháp và trong các buổi đối thoại với doanh nghiệp.
Trong các cuộc trao đổi với cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp mong mỏi mời ban soạn thảo luật "đi thực tế" hoặc "vi hành" để nắm được các thách thức trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Nếu các chính sách bám sát thực tế, tình trạng làm luật "sửa đổi của sửa đổi", "bổ sung của bổ sung" sẽ được hạn chế, góp phần tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý.
Việc xây dựng luật cần gắn liền với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân trong quá trình lập pháp. Không phải ai cũng biết, tất cả dự thảo luật đều được đưa lên trang web của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để người dân góp ý trước khi ban hành. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, chỉ khi đề xuất sắp tới vòng chung kết, nhờ sự phát hiện của báo chí, người dân và doanh nghiệp mới biết và tham gia phản biện.
Nhà nước và Quốc hội đặt mục tiêu đổi mới tư duy trong xây dựng luật để định hướng hoạt động của Quốc hội thời gian tới. Khối lượng lớn các văn bản luật cần gấp rút ban hành hoặc sửa đổi phản ánh nhu cầu cấp thiết hoàn thiện khuôn khổ chính sách, tạo động lực phát triển trong bối cảnh nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi biến động địa chính trị và thiên tai. Trách nhiệm của Quốc hội là nặng nề nhưng nhiệm vụ của cử tri cũng quan trọng không kém. Các ý kiến đóng góp sẽ giúp các đại biểu hiểu rõ hơn nguyện vọng cộng đồng, từ đó nâng cao chất lượng của quá trình lập pháp.
Nâng cao chất lượng làm luật là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật hài hòa lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau, đảm bảo công bằng trong cộng đồng và tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Cẩm Hà
" alt=""/>Lãng phí do chất lượng luật